In chuyển nhiệt là một trong các công nghệ in tiên tiến đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là công nghệ in được ra đời vào khoảng năm 1981 và ngày càng được trọng dụng. Vậy in chuyển nhiệt là gì? Ưu – nhược điểm của công nghệ in này là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên!
In chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt (tên tiếng anh – thermal transfer printing/heat transfer) là công nghệ in ấn kỹ thuật số, sử dụng công nghệ làm nóng lớp phủ ribbon giúp mực dễ dàng bám lên chất liệu cần in ấn. Công nghệ in nhiệt được ưa chuộng nhiều hơn so với việc in trực tiếp. Lý do là vì công nghệ in nhiệt có những ưu điểm nhất định về chất lượng hình ảnh cao, màu sắc đa dạng và đẹp mắt.

In chuyển nhiệt là gì
Công nghệ in nhiệt sẽ gồm 2 giai đoạn là in hình ảnh lên giấy in nhiệt rồi ép nhiệt. Có thể hiểu nôm na là sau khi đã in hình ảnh lên giấy ta sẽ ép mực xuống bề mặt cần in. Nhiệt độ mực in trên giấy sẽ truyền đi bởi những hạt mực in khi gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi rồi dính lên bề mặt cần in. Quá trình in sẽ tuỳ theo nhiệt độ và chất lượng mực in mà những bản in sẽ có màu sắc khác nhau.
Có tổng cộng 3 nhánh chính in nhiệt: Chuyển nhiệt (thermal transfer), nhuộm chuyển nhiệt (thermal dye sublimation) và chuyển nhũ nhiệt (thermal wax transfer).
Bảng Báo Giá In Chuyển Nhiệt Trên Vải
Sau đây là bảng giá tham khảo chi tiết tại Alphas
STT | SỐ LƯỢNG IN | KHỔ VẢI NGANG 160 CM | ĐƠN GIÁ | THÀNH TIỀN VAT | |
IN GIẤY KHÔNG ÉP | ÉP NHIỆT | ||||
1 | 1 MÉT ĐẾN 10 MÉT | 20.000 | 5.000 | 25.000 | CỘNG THÊM 10% |
2 | 10 MÉT ĐẾN 100 MÉT | 18.0000 | 5.000 | 23.000 | CỘNG THÊM 10% |
3 | 100 MÉT ĐẾN 500 MÉT | 17.000 | 5.000 | 22.000 | CỘNG THÊM 10% |
4 | 500 MÉT ĐẾN 1000 MÉT | 16.000 | 5.000 | 21.000 | CỘNG THÊM 10% |
5 | 1000 MÉT ĐẾN 2000 MÉT | 15.000 | 5.000 | 20.000 | CỘNG THÊM 10% |
6 | 2000 MÉT ĐẾN 5000 MÉT | 14.000 | 5.000 | 19.000 | CỘNG THÊM 10% |
7 | 5000 MÉT ĐẾN 10.000 MÉT | 13.000 | 5.000 | 18.000 | CỘNG THÊM 10% |
8 | 10.000 MÉT ĐẾN 15.000 MÉT | 12.000 | 5.000 | 17.000 | CỘNG THÊM 10% |
9 | 15.000 MÉT – 30.000 MÉT | 11.000 | 5.000 | THƯƠNG LƯỢNG | CỘNG THÊM 10% |
10 | 30.000 MÉT ĐẾN 50.000 | 11.000 | 5.000 | THƯƠNG LƯỢNG | CỘNG THÊM 10% |
11 | ĐẾN 50.000 ĐẾN 100.000 MÉT | 11.000 | 5.000 | THƯƠNG LƯỢNG | CỘNG THÊM 10% |
12 | 100.000 MÉT ĐẾN 500.000 MÉT | 11.000 | 5.000 | THƯƠNG LƯỢNG | CỘNG THÊM 10% |
13 | TRÊN 500.000 MÉT | THƯƠNG LƯỢNG | THƯƠNG LƯỢNG | THƯƠNG LƯỢNG | CỘNG THÊM 10 |
Các phương pháp in chuyển nhiệt lên vải
Khi áp dụng kỹ thuật in nhiệt thì người ta sẽ nhìn vào màu vải mà có phương pháp in thích hợp. Bởi vì mỗi một màu vải khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn trong việc chọn màu sắc giúp in hình được rõ nét lên áo. Dưới đây là 2 công nghệ in trên vải thun tối màu và sáng màu.
Công nghệ in trên lên vải áo thun tối màu
Đối với áo thun tối màu, việc in hình và chữ làm sao cho thật rõ và thật nét là việc vô cùng khó khăn. Bởi hiện nay, không có công nghệ nào có thể in các tông màu sáng hơn trên nền áo thun tối màu được.
Do vậy giải pháp trong tình huống trên là sử dụng giấy có hai lớp màng. Đó là loại giấy có một mặt là màng cứng và mặt còn lại là màng cao su có thể chịu nhiệt. Sau đó, bạn tiến hành in hình ảnh lên màng cao su chịu nhiệt rồi ép một phần của màng cao su lên bề mặt vải.
Công nghệ in trên áo thun sáng màu
So với chất liệu vải tối màu, việc áp dụng công nghệ in chuyển nhiệt trên áo sáng màu đơn giản hơn rất nhiều. Với nền của áo là màu sáng, bạn có thể in bất kỳ màu gì, nhưng miễn là màu trắng thì cũng tạo ra hình ảnh rõ nét và đẹp mắt.
Việc chọn giấy để in cũng dễ dàng, bạn có thể lựa chọn giấy đế hồng hoặc giấy Sublimation nhập từ Hàn Quốc. Về chất liệu, bạn có thể chọn áo có hàm lượng thành phần PE cao sẽ giúp hình ảnh chuyển qua được tối ưu và bền màu hơn. Đặc biệt, bạn cần lưu ý chọn chất liệu vải áo thun phù hợp để có chất lượng hình ảnh sau in như mong muốn.
Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in
Đối với công nghệ in chuyển nhiệt trên vải so với công nghệ in thông thường có nhiều ưu điểm nổi trội hơn. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có một vài nhược điểm không dễ khắc phục
Ưu điểm
- Thời gian in nhanh chóng: Khác với các phương pháp khác, phương pháp in này được thao tác dễ dàng hơn cũng như cho ra đời được sản phẩm nhanh và đẹp.
- Chất lượng cao: Hình in thực hiện theo phương pháp này đạt chất lượng khá cao, hình rõ nét, sống động và chân thật hơn.
- In được nhiều hình hơn: Không những hình ảnh 2D, mà phương pháp in này cũng có thể in được hình 3D và có thể in được các hình ảnh chụp.
- In được các hình lớn: Các hình ảnh có thể được toàn áo, còn phương pháp in sử dụng khung chỉ in được một kích thước hạn chế.
- In được trên nhiều chất liệu khác nhau: Không chỉ có thể in được trên áo thì phương pháp in này cũng có thể in được trên ly, chén dĩa, thùng carton, hộp giấy. ..
- Độ bám cao: Đây được xem là ưu điểm nổi bật của phương pháp giúp hình in trên sản phẩm có được độ bền khá lâu và không bị bong tróc sau một thời gian sử dụng.
- Tăng độ bền cho sản phẩm: Mực in sẽ không làm chiếc áo hoặc những vật dụng khác bị phai màu. Ngoài ra, màu mực cũng không bị lem làm mất đi tính thẩm mỹ khi sản phẩm được hoàn thành.
Nhược điểm
Tuy nhiên, nó cũng có một vài nhược điểm sau:
- Nguyên liệu sử dụng sẽ bị hạn chế và không thể áp dụng được đối với các sản phẩm thông thường.
- Một số máy in nhiệt sẽ hợp với quy mô nhỏ vì tính tự động hoá không cao.
- Không truyền nhiệt được trên nhiều vật liệu, kể cả bề mặt thô ráp, cứng và dễ nóng chảy.
- Có thể bị phai màu nếu vật liệu in bị kéo giãn quá mức.
- Thích hợp nhất khi in trên vải màu trắng và có chất liệu poly> 95% chịu nhiệt (vải thun PE và vải thun Sufa). Còn đối với màu khác sẽ dễ bị màu không đúng.
Khó in trên nền đen: Khi in chuyển nhiệt, thành phẩm sẽ đẹp hơn khi được in trên bề mặt sáng. Còn đối với những bề mặt tối hơn thì hình in sẽ không được đẹp và sắc sảo như.
Hạn chế với những chất liệu chịu nhiệt kém: Đối với các chất liệu không chịu đựng được nhiệt thì khi sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt sẽ làm bề mặt vật liệu dễ bị rạn nứt, thậm chí biến dạng bởi tác động quá mạnh của nhiệt độ.
Nên lựa chọn in lụa hay in chuyển nhiệt lên áo thun?
Với những ưu – nhược điểm nêu trên thì câu hỏi đặt ra là nên chọn in lụa hay in chuyển nhiệt lên áo thun đồng phục? Thực ra phương pháp nào cũng có những ưu điểm nổi trội cùng những hạn chế nhất định. Do đó, việc lựa chọn một kỹ thuật nên dựa trên nhu cầu sử dụng và xem xét các yếu tố khác như chất liệu vải, độ khó của hình in, ngân sách và khả năng tài chính của khách hàng.

Nên lựa chọn in lụa hay in chuyển nhiệt lên áo thun
Xét về nhu cầu sử dụng, khi cần in đồng phục áo lớp, áo nhóm có yêu cầu cao về đa dạng màu sắc, hình ảnh và hoa văn phức tạp bạn nên chọn công nghệ in chuyển nhiệt. Bởi vì công nghệ này sẽ đáp ứng đủ các yêu cần trên của bạn bởi ưu điểm vượt trội của nó.
Về mặt chi phí thì kỹ thuật in chuyển nhiệt cần đầu tư ban đầu vào máy móc cao hơn so với những dòng máy của kỹ thuật in lụa. Nếu khách hàng quan tâm nhiều đến giá thành sản phẩm và chỉ bận tâm đến chất lượng thì bạn nên chọn in lụa để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Tuy nhiên, với đối tượng khách hàng chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn là chi phí bỏ ra thì lựa chọn in chuyển nhiệt lại là một cách làm đúng đắn nhất. Kỹ thuật in ấn sẽ giúp công ty đem đến các sản phẩm đạt chất lượng cao hơn.
Về mặt thời gian, in chuyển nhiệt lên áo thun có thể thực hiện được với số lượng nhiều do đó sẽ đáp ứng được về mặt thời gian giao hàng mà công ty cần thực hiện.
Với toàn bộ các thông tin nêu trên, mong rằng bạn đã có câu trả lời và lựa chọn phương pháp in thích hợp để chiếm được lòng tin cùng sự yêu mến của khách hàng.
Quy trình in chuyển nhiệt lên áo thun
In chuyển nhiệt làm đồng phục tối màu
Bước 1: Dùng máy in màu có gắn hệ thống mực Pigment UV để in ấn hình ảnh mong muốn lên giấy có hai lớp màng, có thể sử dụng giấy 3G-Jet.
Bước 2: Lột phần cứng của giấy sau đó đặt lớp màng cao su lên áo, lưu ý đặt hình hướng lên trên.
Bước 3: Sử dụng máy ép nhiệt để ép phần giấy in trên vải ở 138o trong vòng 45s đến 1 phút.
Bước 4: Đợi in hoàn tất rồi lấy sản phẩm ra.
In chuyển nhiệt lên đồng phục sáng màu
Bước 1: Kiểm tra mẫu in.
Bước 2: Vệ sinh mực in và lược bỏ những phần không cần thiết trên mẫu.
Bước 3: Chọn áo phông có chất liệu vải tốt, loại vải có thành phần PE nhiều sẽ có chất lượng cao hơn.
Bước 4: Mở máy ép và chỉnh lại máy để đảm bảo đủ nhiệt độ. Khi nhiệt độ đạt yêu cầu thì đưa mẫu áo vào và tiến hành ép.
Bước 5: Khi mẫu đạt yêu cầu thì lấy ra và tiến hành thực hiện với các mẫu khác.
Các loại máy in chuyển nhiệt hiện nay

Các loại máy in chuyển nhiệt hiện nay
Sau khi tìm hiểu quy trình làm việc ở trên chắc có lẽ bạn sẽ nhận ra việc in chuyển nhiệt cần đến máy móc thiết bị là chính. Vậy bạn có biết loại máy nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay không?
Về mặt lý thuyết thì các máy in chuyển nhiệt đều có cấu tạo và hoạt động như nhau, điểm khác biệt là khuôn ép nhiệt và cách thức vận hành máy. Bản chất của phương pháp in bằng giấy chuyển nhiệt là dùng nhiệt cùng áp lực cao để ép hình ảnh in từ giấy chuyển nhiệt lên bề mặt vật liệu. Do đó khuôn ép phải được thiết kế sao cho ép chặt vào bề mặt vật liệu nhất có thể. Sau đây là một số loại máy in chuyển nhiệt thông dụng nhất:
- Máy in chuyển nhiệt phẳng: Dùng để ép vải, áo, giấy, nhựa, mica, gạch men. ..
- Máy in chuyển nhiệt trên ly: Dùng để ép ly gỗ, ly thuỷ tinh, ly sứ. ..
- Máy in trên đĩa: Dùng để ép chén đĩa và chỉ có một khuôn nhất định.
- Máy in trên nón: Sử dụng để in ấn nón vải, nón lưỡi trai hoặc ép mũ bảo hiểm.
Giấy in chuyển nhiệt là gì?
Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy có bề mặt được phủ một lớp hoá chất siêu bắt nhiệt được gọi là hỗn hợp LEUCO Fluoran (thuốc nhuộm) và Acid Octadecylphosphonic. Đây là loại giấy khi bị ép ở nhiệt độ cao sẽ làm thuốc nhuộm nóng chảy và làm chuyển hình ảnh in trên giấy lên bề mặt của vật liệu cần in.

Giấy in chuyển nhiệt là gì
Nguyên lý hoạt động như sau:
- Hình ảnh đầu tiên được in bởi mực chuyển nhiệt trên giấy.
- Sau đó sử dụng máy ép nhiệt độ cao để chuyển hình ảnh cần in trên bề mặt vật liệu.
- Giấy chuyển nhiệt sẽ tải hình ảnh và màu sắc của vật liệu lên đến 90% trên bề mặt vật liệu như: Vải sẫm màu, kính, gỗ, gốm sứ…
Mực in chuyển nhiệt là gì?
Mực in chuyển nhiệt hiểu một cách ngắn gọn đây là loại mực dùng cho quá trình in bằng chuyển nhiệt. Việc chọn loại mực in đóng vai trò vô cùng lớn đối với việc thành công của kỹ thuật in. Với mực in chất lượng sẽ giúp hình ảnh cần in rõ nét, chân thực và bền màu hơn. Các loại mực có thể chuyển đổi từ dạng rắn sang dạng khí mà không cần hoá lỏng thông qua một lợp phủ đặc biệt, cho phép mực dễ thẩm thấu lên bề mặt vật liệu và làm hình ảnh tươi sáng, sinh động và chân thực hơn.

Mực in
Nguyên lý hoạt động như sau:
- Ép mực in dưới nhiệt độ cao làm mực bay hơi và trôi trên bề mặt giấy in.
- Sau đó chúng mở những lỗ li ti trên bề mặt giấy cho phép hơi thuốc nhuộm đi vào và làm cho hơi thuốc nhuộm chuyển từ bề mặt giấy sang bề mặt vật liệu cần in.
- Khi ngưng gia nhiệt thì nhiệt độ xuống thấp làm những lỗ li ti sẽ bị bịt kín và thuốc nhuộm chuyển từ thể lỏng sang thể rắn rất dễ dàng.
- Loại mực dùng cho kỹ thuật in bằng chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt có bền không?
In chuyển nhiệt nếu làm đúng sẽ đảm bảo không bị bong tróc theo thời gian. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được các yêu cầu trên bởi có quá nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến độ bền của màu sắc và tuổi thọ của vật liệu in chuyển nhiệt. Vậy liệu in này có bền không? Câu trả lời sẽ là “Có” nếu bạn đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:

In chuyển nhiệt có bền không
- Giấy in chuyển nhiệt phải là loại giấy chuyên dụng và có bề mặt được tráng một lớp bột có độ bám dính mực cao và có thể chịu được nhiệt độ cao.
- Máy móc và thiết bị in cũng vô cùng cần thiết. Do đó, bạn phải lựa chọn máy móc in ấn thích hợp và chất lượng mới có thể đáp ứng được tốt nhất yêu cầu in ấn.
- Thời gian và nhiệt độ in cần phải thích hợp với từng loại vật liệu in thì mới có thể đảm bảo được sự bền chắc và rõ nét của màu sắc và sản phẩm in.
Lời kết
Cảm ơn mọi người đã bỏ nhiều thời gian quan tâm và theo dõi bài viết về in chuyển nhiệt của Mekoong. Hy vọng bài viết đã mang đến bạn nhiều thông tin hữu ích, tiếp tục theo dõi và nhận thêm nhiều bài viết hay từ chúng tôi nhé.